s

728x90 AdSpace

Mới Cập Nhật

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

[Sưu Tầm] Logo Final Fantasy

Phần lớn game thủ không mấy khi để ý đến logo của game vì hầu hết chúng chỉ là những chữ cái và biểu tượng đơn giản. Tuy nhiên với dòng game Final Fantasy, logo của mỗi tựa game đều mang một ý nghĩa đặc biệt. Trong thời gian chờ đợi Final Fantasy XV chuẩn bị ra mắt, hãy cùng tìm hiểu về tất cả logo của 14 phiên bản Final Fantasy từ trước đến nay.


Final Fantasy
Tìm hiểu về logo của dòng game Final Fantasy
Logo phiên bản đầu tiên trên NES không có gì đặc biệt bởi Square dự tính chỉ phát hành một tựa game duy nhất. Ở thời điểm đó họ đã không ngờ rằng nó sẽ trở thành một hiện tượng.
Tìm hiểu về logo của dòng game Final Fantasy
Nhiều năm sau, trong bản remake trên PlayStation (được bán kèm FFII với tên Final Fantasy Origins), logo mới khắc họa hình ảnh Chiến binh án sáng (Warrior of Light). Đây là người anh hùng không danh tính trong tựa game đầu tiên với mái tóc dài đặc trưng.
Tìm hiểu về logo của dòng game Final Fantasy
Trong lần remake thứ 2 trên PSP nhân kỉ niệm 20 năm ra đời dòng game, chiến binh ánh sáng tiếp tục xuất hiện trên logo, được vẽ bởi họa sĩ Yoshikata Amano, người mà phong cách nghệ thuật bao trùm toàn bộ 14 logo trong danh sách.
Final Fantasy II
Tìm hiểu về logo của dòng game Final Fantasy
Tìm hiểu về logo của dòng game Final Fantasy
Giống như phiên bản đầu tiên, Final Fantasy II được remake trên PSP với logo không thay đổi gì nhiều, vẫn lấy nhân vật phản diện chính “Hoàng đế” làm trung tâm.
Final Fantasy III
Tìm hiểu về logo của dòng game Final Fantasy
Các game thủ trên đất Mỹ phải tiếp tục chờ tới năm 2006 mới được thưởng thức Final Fantasy III chính thức dưới dạng remake cho DS. Trên logo là nhân vật anh hùng Luneth đang vung 2 thanh kiếm. Không nên nhầm lẫn phiên bản này với Final Fantasy III phiên bản US bởi thực chất nó là Final Fantasy VI.
Final Fantasy IV
Tìm hiểu về logo của dòng game Final Fantasy
Như đã đề cập ở trên, Square không phát hành Final Fantasy II và III tại Mỹ, thay vào đó Final Fantasy IV trên SNES được mang tới Mỹ với tên “Final Fantasy II”. Logo trên bìa đĩa game khá giản đơn, chỉ có một chữ “T” được thay bằng thanh kiếm.
Tìm hiểu về logo của dòng game Final Fantasy
Trong khi đó, logo thực sự của phiên bản tiếng Nhật khắc họa một trong những nhân vật ấn tượng nhất của game: Kain Highwind. Đóng góp lớn trong cốt truyện khiến anh ta hoàn toàn xứng đáng được xuất hiện trên biểu tượng của tựa game.
Tìm hiểu về logo của dòng game Final Fantasy
Trong phiên bản remake trên DS ra mắt năm 2008, Kain được thay thế bằng Golbez, nhân vật phản diện chịu trách nhiệm cho hầu hết lỗi lầm của anh. Golbez đã tẩy não Kain, khiến anh chống lại Cecil, nhân vật chính của Final Fantasy IV. Nhưng đồng thời Golbez lại bị thao túng bởi Zeromus, nhân vật phải diện thực sự của game. Red Moon, một trong hai mặt trăng của hành tinh trong game là căn cứ của tên này.
Độ rối rắm trong cốt truyện không dừng lại ở đó, Golbez cuối cùng lại hoàn lương và lộ diện là người anh trai thất lạc từ lâu của Cecil. Kết thúc game, Golbez nhận thấy mình đã phạm quá nhiều tội ác, vì vậy quyết định cùng những người Lunarian đi tới Red Moon và bay vào vũ trụ; giống như Darth Vader với Death Star, chỉ khác là không có súng laser.
Tìm hiểu về logo của dòng game Final Fantasy
The After Years là hậu bản được phát hành dưới dạng DLC trên hệ thống Wiiware năm 2009. Game bắt đầu tại Red Moon (lúc nãy đã quay trở lại) và kết thúc ở True Moon, nơi mà cuối cùng được hé lộ là quê nhà của The Creator, kẻ tạo ra và tiêu diệt mọi sự sống trên hành tinh trong FFIV. Đó là lý do logo của phiên bản này khắc họa True Moon và Red Moon, 2 thiên thể có ý nghĩa rất quan trọng trong cốt truyện Final Fantasy IV.
Final Fantasy V
Tìm hiểu về logo của dòng game Final Fantasy
Ý nghĩa của logo FFV đơn giản hơn phiên bản trước rất nhiều. Hình ảnh trong logo là một con rồng gió, loài vật mà người chơi có thể sử dụng để di chuyển trong game. Đây là những sinh vật sắp tuyệt chủng trong Final Fantasy V và tuy không có nhiều ý nghĩa trong cốt truyện, chúng là thú cưng của công chúa Lenna và Krile, hai nhân vật chính trong game.
Final Fantasy VI
Tìm hiểu về logo của dòng game Final Fantasy
Hãng game Nhật Bản có vẻ không mặn mà với thị trường Mỹ khi mà logo tựa game Final Fantasy thứ 3 phát hành tại đây tiếp tục được thiết kế một cách nghèo nàn. Nhưng may mắn là ngoài thanh kiếm thay cho chữ T, trên bìa đĩa game còn có thêm một con moogle và bóng đen rùng rợn.
Tìm hiểu về logo của dòng game Final Fantasy
Xuất hiện trên logo chính thức là Terra, một nhân vật chính của game, đang cưỡi trên Magitek Armor. Trong cảnh mở đầu, Terra lái cỗ máy này băng qua một vùng băng tuyết, và chỉ một thời gian ngắn sau sức mạnh pháp thuật của cô mất kiểm soát và bản chất của Terra bị hé lộ. Sẽ thật đáng tiếc nếu chưa chơi qua tựa game này, vì đây là game Final Fantasy có cốt truyện hay nhất cũng như một trong những kịch bản game tuyệt vời nhất từng được viết ra.
Final Fantasy VII
Tìm hiểu về logo của dòng game Final Fantasy
Có thể dễ dàng nhận ra trong logo game là Meteor (Sao băng), thiên thể do Sephiroth triệu hồi để phá hủy thế giới. Nhân vật phản diện chính củaFinal Fantasy VII tin rằng mình là hậu duệ cuối cùng của Cetra - một dân tộc cổ xưa với nhiều loại phép thuật hùng mạnh. Kế hoạch của hắn là dùng Meteor gây ra một vết thương lớn cho hành tinh, buộc nó phải sử dụng tới nguồn năng lượng “Life Stream” để chạy chữa. Sephiroth dự tính sẽ hấp thu hết nguồn năng lượng này và trở thành một vị thần mới.
Tìm hiểu về logo của dòng game Final Fantasy
Sự nổi tiếng của Final Fantasy VII dẫn tới bộ phim CG mang tên Advent Children lấy bổi cảnh 2 năm sau những sự kiện xảy ra trong game. Logo bộ phim ban đầu có vẻ vẫn là Meteor, nhưng nếu nhìn kĩ sẽ nhận ra nó còn tượng trưng cho Midgar, một thành phố trong game với những cột trụ và đường ống đặc trưng.
Tìm hiểu về logo của dòng game Final Fantasy
Dirge of Cerberus là phiên bản spin-off đầu tiên của Final Fantasy VII với nhân vật chính là Vincent Valentines. Nhân vật này đặt tên cho khẩu súng ưa thích của mình là Ceberus, con chó ba đầu canh gác địa ngục trong thần thoại Hy Lạp. Đó là lý do trên logo tựa game này là biểu tượng 3 chiếc đầu chó.
Tìm hiểu về logo của dòng game Final Fantasy
Xem ra Square Enix không đầu tư nhiều cho Crisis Core vì logo có thiết kế đơn giản giống như phiên bản Final Fantasy đầu tiên. Dù vậy, đây vẫn là một trong những tựa game hay nhất mà hãng từng phát triển.
Final Fantasy VIII
Tìm hiểu về logo của dòng game Final Fantasy (Phần cuối)
Không thể trực quan hơn, logo Final Fantasy VIII thể hiện 2 nhân vật chính là Squall Leonhart và Rinoa đang ôm nhau một cách rất tình cảm. Square Enix muốn khẳng định ngay từ đầu Final Fantasy VIII sẽ là một câu chuyện tình yêu. Nhưng ngoài dự tính của họ, đây lại là một trong những game Final Fantasy gây chia rẽ cộng đồng game thủ nhiều nhất vì nhiều lý do khác nhau, từ gameplay tới nhân vật.
Hình ảnh trong logo không lấy từ một cảnh cụ thể nào trong game vì lý do: Hai nhân vật này ôm nhau... rất nhiều. Dù vậy trong nó khá giống cảnh kết game hay phân cảnh cặp đôi ở trên con tàu Ragnarok.
Final Fantasy IX
Tìm hiểu về logo của dòng game Final Fantasy (Phần cuối)
Final Fantasy IX được giới thiệu với dòng tít “Khối pha lê trở lại”, một sự thừa nhận gián tiếp rằng hai phiên bản VII và VIII đã đi chệch khỏi phong cách “fantasy” của những tựa game trước đó, nơi mà những khối pha lê phép thuật luôn đóng vai trò quan trọng trong cốt truyện.
Trong Final Fantasy IX, vòng đời của cả hành tinh Gaia lẫn những cư dân của nó đều xoay quanh các khối pha lê: mọi người đều sinh ra từ pha lê, và khi họ chết linh hồn lẫn kí ức lại quay trở về pha lê, sẵn sàng một chu trình mới. Tuy nhiên ở một thế giới khác (hành tinh Terra) những khối pha lê đang tàn lụi dần, và cư dân tại đó tìm ra cách chuyển linh hồn sang pha lê của Gaia. Do đó những khối pha lê, biểu tượng của Final Fantasy IX, trở thành nguồn cơn cho cuộc chiến trong game Final Fantasy cuối cùng còn giữ chất “fantasy”.
Final Fantasy X
Tìm hiểu về logo của dòng game Final Fantasy (Phần cuối)
Là một trong những logo Final Fantasy được trau chuốt tỉ mỉ nhất, logoFinal Fantasy X thể hiện cảnh nữ chính Yuna đang làm phép tiễn đưa những linh hồn sang thế giới bên kia. Cảnh Yuna nhảy múa và được nâng lên trên một cột nước là một trong những đoạn cut scene nổi tiếng nhất của dòng game Final Fantasy. Theo pháp sư LuLu, những người đã chết mà còn vương vấn cõi trần sẽ trở nên ghen tị và căm ghét người còn sống, do vậy cần được dẫn dắt để có thể an nghỉ tại Farplane.
Tìm hiểu về logo của dòng game Final Fantasy (Phần cuối)
Hậu bản trực tiếp đầu tiên trong dòng game Final Fantasy sử dụng hình ảnh 3 nhân vật nữ chính trên logo. Ở giữa là Yuna đang phi thân, Rikku đu mình bên tay trái còn Paine giương cao kiếm bên tay phải. Cả ba cùng nhau đi vòng quanh thế giới tìm kiếm những bộ đồ mới và manh mối về người bạn trai Tidus của Yuna.
Final Fantasy XI
Tìm hiểu về logo của dòng game Final Fantasy (Phần cuối)
Có lẽ một đám quân lính trên logo Final Fantasy XI đại diện cho vài chục người vẫn còn chơi tựa game này. Năm người đứng ở hàng đầu tiên là 5 chủng tộc có thể lựa chọn trong game (Hume, Tarutaru, Galka, Mithra, Elvaan), và đám đông đằng sau là những fan trung thành vẫn chưa chuyển sang chơi World of Warcraft hay Lord of the Rings Online.
Final Fantasy XII
Tìm hiểu về logo của dòng game Final Fantasy (Phần cuối)
Square lẫn họa sĩ Amano đã rất can đảm khi dám thiết kế logo theo chiều đứng dọc, có lẽ chỉ nhằm khắc họa chính xác sự uy nghi của thẩm phán Gabranth. Dù là một trong những nhân vật phản diện chính, Gabranth không đóng góp gì nhiều trong cốt truyện và bị đánh bại nhiều lần từ đầu đến cuối game.
Tuy nhiên những thẩm phán có vai trò quan trọng trong Final Fantasy Tactics Advance, một phiên bản Final Fantasy XII lấy bối cảnh vùng đất Ivalice. Thẩm phán giám sát hầu hết các cuộc chiến và đặt ra luật buộc người chơi phải tuân theo. Nếu sử dụng tên trong một trận đánh mà thẩm phán không cho phép dùng tên, hãy sẵn sàng chịu trừng phạt.
Tìm hiểu về logo của dòng game Final Fantasy (Phần cuối)
Logo khổng lồ thứ hai của Final Fantasy XII dành cho phụ bản trên DS là hình ảnh chiếc khí cầu Galbana, phương tiện Vaan và Panelo sử dụng để khám phá lục địa trên không Lemures. Chiếc Galbana được tạo ra bởi Feolthanos, người thiết kế hàng rào bao quanh Lemures để bảo vệ và ngăn cách nơi đây với những phần khác của Ivalice. Và khi hàng rào này biến mất, ông ta quyết định... phá hủy thế giới.
Final Fantasy XIII
Tìm hiểu về logo của dòng game Final Fantasy (Phần cuối)
Khó có thể giải thích logo Final Fantasy XIII mà không tiết lộ cốt truyện. Trong logo là Vanille và Fang, hai nhân vật được những á thần lựa chọn 500 năm trước để tiêu diệt Cocoon, vùng đất bay lơ lửng phía trên Gran Pulse. Họ chỉ thành công một phần và bị đưa vào giấc ngủ để chờ cơ hội hoàn thành nốt nhiệm vụ. Trong Final Fantasy XIII, Vanille và Fang thức giấc và buộc phải lựa chọn giữa phá hủy Cocoon hoặc bị biến thành quái vật vô tri.
Sau trận chiến cuối cùng, Cocoon rơi khỏi bầu trời, tính mạng hàng triệu cư dân bị đe dọa. Fang và Vanille dưới dạng Ragnarok lao vào trong lòng đất, phóng ra một cột trụ bằng đất, đá, nham thạch bao lấy Cocoon. Khi đã hoàn thành nhiệm vụ đưa Cocoon xuống khỏi bầu trời, hai nhân vật lẫn cột trụ đều biến thành pha lê giữ cho Cocoon không bị va chạm với Gran Pulse. Trên logo chính là hình ảnh Vanille và Fang bị đóng băng trong khối pha lê, cũng như Cocoon và chiếc cột trụ của mình.
Final Fantasy XIV
Tìm hiểu về logo của dòng game Final Fantasy (Phần cuối)
Với Final Fantasy XIV, Square Enix thể hiện tham vọng quay lại thị trường MMO sau FFXI. Game sẽ ra mắt vào mùa thu năm nay, và logo không có gì đặc biệt ngoài đúng 14 người đang xông pha tới chiến trường.
[Sưu Tầm] Logo Final Fantasy
  • Title : [Sưu Tầm] Logo Final Fantasy
  • Posted by :
  • Date : 13:34
  • Labels :
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 nhận xét:

Top